Từ lâu tỏi là một món gia vị không thể thiếu trong nhà, không chỉ giúp tăng thêm mùi vị cho món ăn ngon và đậm đà hơn. Tỏi còn được nhiều người sử dụng để sát khuẩn, trị khó tiêu... vậy tỏi thật ra có công dụng nhiều như thế nào?
Hãy cùng Gia Đình Nông Dân khám phá bài viết Sống Khỏe Mỗi Ngày Nhờ Công Dụng Của Tỏi nhé!
Một số dược tính của tỏi:
+ Tỏi chứa nhiều thành phần allicin giúp chống lại các virút gây bệnh nguy hiểm.
+ Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm.
+ Trong tỏi còn chứa các hàm lượng lớn vitamin như A, B, C, D, PP, thành phần hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và một số khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.
+ Tỏi giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp chống lại bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ung thư.
+ Ngoài ra tỏi còn làm thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường…
Công dụng của tỏi:
+ Trị cảm cúm thông thường: tỏi có tính kháng khuẩn rất mạnh, giúp điều trị đau họng khi cảm cúm, giảm ho và phục hồi nhanh hơn.
Cách chế biến:
- Dùng tỏi ăn sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng từ 30 – 40 ngày để ăn hàng ngày.
- Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. Cho thêm chút muối sạch. Lấy nước nhỏ vào mũi từ 2 -3 lần trong ngày.
- Tỏi trị mụn trứng cá: Trong tỏi có thành phần hữu cơ allicin có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn. Ở dạng phân hủy, allicin chuyển hóa thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, giúp phòng ngừa sẹo mụn, các bệnh ngoài da và dị ứng.
- Trị trứng đầy bụng, khó tiêu:
Cách chế biến:
- Lấy nước ép của tỏi, bỏ phần bã và pha loãng với nước ấm để uống hàng ngày.
- Lấy 50g tỏi xay nhỏ, nghâm với 200ml rượu trắng trong vòng 15 ngày. Dùng rượu và bã tỏi để uống. Mỗi lần 1 thìa cà phê, 2-3 lần trong ngày.
+ Giảm nguy cơ tăng huyết áp, tụt huyết áp: tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác. Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, các phân tử lưu huỳnh giúp kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc, làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.
Cách chế biến tỏi:
Dùng 10 gam tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Tuy nhiên nên ăn tỏi ngâm và tốt nhất không dùng kết hợp với rượu đã ngâm với tỏi.
+ Trị ho, viêm họng:
Cách chế biến tỏi:
Tỏi bóc sạch,để cả nhánh khoảng 10g. Ngâm tỏi với dấm trong khoảng 30 ngày. Sử dụng nhánh tỏi đã ngâm cắt mỏng ngậm từ 10 đến 15 phút. Lặp lại nhiều lần có thể điều trị bệnh ho mãn tính. Chú ý không ngậm tỏi sống vì có thể gây bỏng họng. Chỗ viêm trong họng sẽ càng nghiêm trọng.
+ Phòng chống ngăn ngừa giảm các bệnh về ung thư: Các hợp chất allium có trong tỏi giúp làm chậm hoặc ngừng sự phát triển các tế bào ung thư trên cơ thể. Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu
+ Cải thiện hệ xương, các bệnh về thấp khớp, đau nhức xương:
Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương đặc biệt là Tỏi Phan Rang với hàm lượng như kẽm, mangan, vitamin B6, vitamin C cao hơn các loại tỏi khác. Lượng mangan cao, cùng với các enzyme và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho sự hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và sự hấp thụ canxi. Bên cạnh đó, tỏi còn làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen.
Cách chế biến:
Tỏi không cần bóc vỏ, chẻ đôi sau đó ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi thì 200ml nước. Tiếp theo ngâm kỹ tỏi trong vòng 45 – 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Sau đó chắt lấy nước, dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng hằng ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi ngủ.
+ Ngăn ngừa nguy cơ sinh non: Các bà bầu trong thời gian thai kỳ thường dễ nhiễm vi khuẩn dẫn đến nguy cơ sinh non cao, chính vì vậy các hợp chất kháng sinh trong tỏi làm giảm nguy cơ sinh non.
+ Tỏi có tính sát khuẩn cao: Do tỏi có tính sát khuẩn, thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Ngoài ra tỏi còn được dùng để tẩy ruột, ngừa giun sáng rất tốt.
+ Tỏi trị bệnh tiểu đường: Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Sử dụng trong vòng một tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu rất nhiều.
+ Giam sưng tấy, trị vết thương do muỗi đốt
+ Tỏi như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giảm nguy cơ các bệnh do vi rút hay vi khuẩn xâm nhập. Tỏi giống như chất xúc tác, làm cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm
+ Ngoài ra tỏi còn điều trị các bệnh về gan, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng bàng quang....