Như thường lệ, sau buổi cơm chiều là thời gian rảnh rỗi. Tôi lại trèo lên chiếc võng, đong đưa cùng với chiếc radio thân thiểt, để nghe chương trình yêu thích. Nhưng hôm nay có điểu khác lạ, tôi không thèm mở đài để nghe tin tức, hay nghe chương trình yêu thích nữa, mà tôi nằm im lẳng nghe những luồng gió lùa qua mặt, những hạt mưa đổ ào trên nóc nhà. Và lắng nghe tiếng lách tách liên hồi từ mái hiên vọng lại. Nhìn ra cánh cửa, tôi thấy các tía chớp ngoằn ngoèo kéo dài, phát lên ánh sáng trong không gian u ám của những đám mây đầu mùa, gợi cho tôi một cảm giác buồn buồn, làm cho tôi hồi tưởng lại một thời tuổi thơ đã trải qua.
Chúng tôi vừa chạy vừa đá nước làm cho những tia nước văng tung toé trắng xoá
Nhớ lại, thuở ấy cứ sau mỗi lần trời mưa to, là chúng tôi thường hay rủ nhau 5 - 7 đứa bạn cùng trang lứa đi bắt cua đồng. Đứa thì xách thùng, đứa thì xách sô, đứa thì xách giỏ bầu (giỏ bầu quê tôi làm bằng trái bầu tròn, hay bằng cay tre vuốt nhọn đan lại)
Đi trên con đường, len lỏi qua các gò đất nằm dưới các cụm tre phía sau làng, rồi tới bụi trâm bầu. Bỗng nhiên, thằng Hiển cất giọng sang sảng nói to. Nó nói với tâm trạng vui vẻ, và tự tin: Nó nói "Bữa nay tụi mình sẽ bắt được nhiều cua". Tôi liền hỏi nó. Tại sao mày biết? Nó đưa tay chi ra phía cánh đồng nằm cách đó không xa. Nó nói: "mưa to nước ngoài đồng mênh mông bữa nay chắc chắn sẽ bắt được nhiều cua". Tôi ngước mắt nhìn ra phía cánh đồng, quả đúng như lời nó nói. Một làn nước mênh mông trắng xoá, sỡ dĩ nhìn thấy như thể là do những bụi góc rạ đã qua thời gian nắng hạn, khô mềm, lại gặp cơn mưa lớn đã làm cho nó xẹp sát xuống chỉ còn thấy xa xa, nhô lên những gò đất của những cái bờ cao, nằm trong làn nước trắng xoá, chạy dài lên đến tận những rậm cây trên bờ kênh giáp ranh phía bên kia.
Ra đến cánh đồng, chúng tôi mỗi đứa chạy đi một hướng, vừa chạy vừa đá nước làm cho những tia nước văng tung toé trắng xoá, nhìn trông rất đẹp mắt và lấy làm thích thú. Nhớ lại lần đầu đi bắt cua đồng, hầu như đứa nào cũng đều bị cua kẹp vào tay và bắt được rất ít. Nhưng sau lần đó, chúng tôi được thằng Hiển chỉ cho cách bắt cua thì chúng tôi bắt cua được tốt hơn.
Lần này gặp mưa to, đi cập theo bờ thấy cua ra quá nhiều. Nó nằm im để thụ hưỏng nguồn nước mưa đầu mùa, mát lạnh! Mà nó nằm trong hang khao khát chờ đợi trong thời gian dài khô hạn, hoặc cũng có thể là do mưa to làm nước ngập hang nó bò ra. Tôi nghĩ như thế, nhưng nghĩ kỷ lại thì điều đầu tiên có lẻ đúng hơn. Vì có khi mưa nhỏ thì cũng thấy cua vẫn bò ra, đi cập bờ thường thì chúng tôi bắt những con cua đực, có cặp càng to, loại bò những con cua cái có con ( vì nó ốm). các con cua cái này, mang dưới yếm nó một bầu cua con loi nhoi, không thể đểm được. Ngoài bắt loại cua kể trên, chúng tôi còn bắt loại cua mà được gọi là cua Gian. Loại cua này, có mau sắc rất ngộ, nó có ngoại hình rất nhỏ nhắn nhưng nhìn thật rắn chắc. chúng tôi bắt nó chỉ để nuôi làm cảnh. Nó bò cũng rất nhanh nhẹn giống như loại cua cái kể trên. Mỗi khi định bắt nó là nó hả hai cái càng đưa lên đón sẵng, nên bắt không khéo sẽ bị nó kẹp ngay. Có điều khác là loại cua này rất dữ. Thằng Hiển còn đặt cho loại cua này là "cua lửa". Sở dĩ nó đặt cho cái tên đó cũng có nguyên nhân. Thứ nhất, là nó có màu sắc giống như màu sắc của lửa, thứ hai, là khi nó kẹp được là nó không nhả , thằng Hiển bảo nó dữ như “chằn lửa”, chính vì đểu này thằng Hiển đặt cho nó cái tên như thế.
Ngoài việc bắt cua, chúng tôì cũng thỉnh thoảng lựa những con ốc để bắt, nghĩ cũng ngộ đồng khô đất trắng nức nẻ, hể có mưa là có ốc bò ra. Có lần tôi hỏi ba tôi thì được giải thích cho biết là, độ đầu tháng 11 lúc đó bắt đầu có những ìuồng gió chướng, thời tiết bắt đầu se se lạnh báo hiệu mùa mưa sắp hết, lúc này lượng nước trên ruộng cũng cạn nhưng mặt đất vẫn con mềm, những con ốc bắt đầu xoay mình chôn vùi thân nỏ xuống sình đưa miệng nó hưởng lên phía trên chờ tới đêm là nó hả miệng hứng sương. Cứ như thể, mà nó sống qua hết mùa hạn, hể có nước làm đất mềm là nó bò ra.
Đi ven theo bờ qua vàí mẫu ruộng là chúng tôi đã bắt đầy các dụng cụ đựng cua, đúng như lời thằng Hiển nói, lúc đầu có lẻ là nó đã qua trải nghiệm mà nó biết được. Ề ạch mang những dụng cụ đựng cua, vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ đến khi về đển nhà mà chúng tôi vẫn không thấy mệt.
Dù ở thời nào đi nữa, vẫn luôn có những kỷ niệm khắc sâu vào tâm hồn của mỗi con người chúng ta
Nhớ lần đó cũng là lần đầu mà thằng Hiếu nó đi bắt cua. Nghe thằng Hiển kể lại, về nhà nó bị Má nó rày la cho một trận đòn, Vì nó đi mà không xin phép. Những con cua mà nó bắt được cho thằng Hiển hểt. Thằng Hiển bảo cho chúng tôi biết là phải lựa những con cua đực to chừa lên để ngày hôm Sau luột đãi cho thằng Hiếu nó ăn. Ngày hôm sau, sau giờ tan học, cơm nước xong là chúng tôì đều xìn Má thằng Hiếu cho nó đi luột cua ăn vớí chúng tôi. Được sự đồng ý, chúng tôi, tiếp nhau đem cua và đem vật dụng cẩn thiểt ra gò đất rộng dưới rậm tre phía sau hè để luột cua. Ngồi xung quanh trên gò đất và luột cua, vừa trò chuyện thật vui vẻ. Cho đến khi cua đã luột chín dọn ra đặt ngay ở giữa, nắp nồi được mớ ra một làn khói bốc lên mang theo một mùi thơm đặc trưng, hiện ra những con cua đực có cặp càng to vàng cháy len lẫn với những con ốc mập có mài thịt trắng đục vung đầy tới miệng. Nhìn xung quanh không thấy thằng Hiển đâu? tôi mới gọi thằng Hiển ở đâu? Từ phía cây dừa xiêm lùn cách đó không xa, nó lên tiếng tao đang tước xống lá dừa để lễ ốc. Ăn ốc luột thì phải lể và phải chấm đúng gia vị mới ngon. Chúng tôi thưòng làm món gia vị để ăn với ốc luột, đó là gồm xả băm nhuyển trộn với cơm mẻ, ớt băm nhuyển chấm với ốc luột là ngon hết ý luôn. Còn con cua thì chắm với muối tiêu chanh hoặc muối ớt thì ngon vô cùng.
Ngồi quây quần bên nhau vừa ăn, vừa đùa giỡn vui vẻ cho đến lúc xế chìều rồi buổi tiệc cũng tàn. Ai về nhà nấy, nhớ lại thời tuổi thơ của chúng tôi là thế, hồn nhiên, dân giả sinh hoạt phần nhiều là dưới cảnh tự nhiên của đồng quê thanh bình. Còn tuổi thơ bây giờ thì có khác xưa, thời đại công nghệ đã thay đổi cuộc sống, sinh hoạt cũng đổi thay để thích nghi. Đúng vớí câu dân gian mà chúng ta thường nói “Ăn theo thuở, ở theo thờì”. Dù ở thời nào đi nữa, vẫn luôn có những kỷ niệm khắc sâu vào tâm hồn của mỗi con người chúng ta. Khi có tác động bên ngoài gợi cảm sẻ làm cho chúng ta liên tưởng lại.
Đang suy ngẫm và liên tưởng về những ký niệm, bỗng nhiên, có tiếng động làm tôi giật mình, thì ra đó là tiếng sấm báo hiệu của mưa sắp tạnh. Nhìn ra ngoải trời chỉ còn thấy lắc rắc những giọt mưa phùn, những tia chớp chỉ còn nhoé lên thưa thớt, những luồng gió nhè nhẹ làm rơi những hạt mưa còn động lại trên cành lá rơi nghe lộp bộp.
Cảnh vật trở nên tươi sáng hơn, nhìn hiện tượng không gian của đám mây đầu mùa để gợi cho chúng ta một cảm xúc hồi tưởng về kỷ niệm cho dù đó là kỷ niệm vui hay buồn.
Anh Kiệt